Việt Nam nhập khẩu hơn 60% rau quả từ Thái Lan

Trả lời về con số nhập khẩu rau quả tăng mạnh thời gian gần đây tại buổi họp báo thường kỳ do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 6/9, ông Hoàng Trung – Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật – cho biết, trong thời gian qua, việc đàm phán với Thái Lan đạt kết quả tích cực.

Việt Nam nhập khẩu hơn 60% rau quả từ Thái Lan
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), giá trị nhập khẩu mặt hàng rau quả 8 tháng đầu năm 2017 đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 94% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, nhập khẩu từ Thái Lan chiếm hơn 60%.
Trong đó mặt hàng rau ước đạt 190 triệu USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2016 và mặt hàng quả đạt 809 triệu USD, tăng hơn hai lần so với cùng kỳ năm 2016. Thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất trong những tháng đầu năm 2017 là Thái Lan, chiếm gần 62% thị phần, tiếp đến là thị trường Trung Quốc chiếm 16%. Thị trường có giá trị nhập khẩu rau quả tăng nhiều nhất là Thái Lan (gấp 3,2 lần), tiếp đến là thị trường Ấn Độ (gấp 2,2 lần) và New Zealand (tăng 53,5%).
Ở chiều ngược lại, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2017 đạt trên 2,3 tỷ USD, tăng 47% so với cùng kỳ năm 2016. Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc là bốn thị trường nhập khẩu hàng đầu của hàng rau quả Việt Nam, chiếm 85% tổng giá trị xuất khẩu hàng rau quả.
Trả lời về con số nhập khẩu rau quả tăng mạnh thời gian gần đây tại buổi họp báo thường kỳ do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 6/9, ông Hoàng Trung – Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật – cho biết, trong thời gian qua, việc đàm phán với Thái Lan đạt kết quả tích cực. Do đó, hầu hết các loại hoa quả của Việt Nam đều có thể xuất khẩu sang thị trường này. Cụ thể Thanh Long là một trong các sản phẩm trái cây mà Thái Lan rất có tiềm năng nhưng Việt Nam vẫn xuất khẩu vào Thái Lan mỗi năm từ 9-10 ngàn tấn.
Ở chiều ngược lại, Thái Lan cũng xuất sang Việt Nam. Cụ thể, như trái bòn bon, măng cụt, nhãn, thậm chí là mít… đã xuất khẩu sang thị trường Việt Nam. Về số lượng, từ đầu năm đến nay đã tăng nhiều hơn so với nhiều năm qua. Ông Hoàng Trung cho hay, nguyên nhân chính là hầu hết các trái cây này nhập khẩu về Việt Nam sau đó tái xuất sang Trung Quốc. “Phía Cục Bảo vệ thực vật đã kiểm tra đầu nhập và đầu xuất khẩu, theo đó, có đến 90% lượng hoa quả Thái Lan được nhập về Việt Nam rồi tái xuất sang Trung Quốc. Thị trường Việt chỉ tiêu thụ khoảng 10% lượng hoa quả nhập khẩu từ Thái Lan”, ông Hoàng Trung nói.
Ông Hoàng Trung cho biết thêm, trong thời gian tới, riêng đối với các loại trái cây của Việt Nam, theo chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, hiện Cục đang tiếp tục mở cửa thêm một số thị trường khác như Úc, Đài Loan, Mỹ… Riêng đối với trái nhãn, đang thực hiện các bước cuối cùng để quả nhãn Việt Nam có thể xuất khẩu sang thị trường Úc.
Riêng về quả nhãn, ông Hoàng Trung cho hay, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 300 ngàn tấn và tới thời điểm này lượng nhãn xuất khẩu đã đạt khoảng 200 ngàn tấn. Trong đó, thị trường chủ yếu là Trung Quốc và các thị trường khó tính khác như Mỹ. Đáng chú ý, mỗi tháng chúng ta xuất được khoảng 30-100 tấn nhãn sang thị trường khó tính là Mỹ.
Theo baocongthuong.com
- Đặt mục tiêu xuất khẩu nông lâm thủy sản 35 tỷ USD trong năm 2018
- Thời gian áp thuế đường nhập khẩu sẽ được kéo dài
- Kim ngạch xuất khẩu chè Việt Nam tăng 11,8%
- Cần nâng cao chất lượng nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc
- Xuất khẩu của nước ta sang Algeria đã đạt 227,86 triệu USD trong 8 tháng
- Lượng tôm chưa nấu chín nhập khẩu vào Australia vẫn khiêm tốn
- Thông tin vụ chống bán phá giá tháp gió nhập khẩu từ Việt Nam và Malaysia.
- Cần nâng cao chất lượng cá tra
- Xuất khẩu tôm tăng mạnh
- Xuất khẩu khó tăng
- VASEP không chấp nhận mức thuế của Mỹ áp cho cá tra phi lê đông lạnh
- Xuất khẩu gạo: Tăng cả lượng và giá
- AANZFTA thúc đẩy thương mại đa phương
- Cá tra xuất khẩu sang Mỹ tăng giá mạnh
- Nhập siêu 3 tỷ USD từ Thái Lan sau 8 tháng
- Tiết kiệm từ 25 – 80% nhờ dịch vụ công trực tuyến
- Tín hiệu lạc quan xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai